CHĂN NUÔI BỨT PHÁ NĂM 2016

     CHĂN NUÔI BỨT PHÁ NĂM 2016

     NĂM NAY, CHĂN NUÔI ĐƯỢC NHÌN NHẬN LÀ MỘT TRONG NHỮNG LĨNH VỰC QUAN TRỌNG GIÚP NGÀNH NÔNG NGHIỆP THOÁT TÌNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG ÂM TRONG NỬA ĐẦU NĂM. CÙNG ĐẶC SAN NGƯỜI CHĂN NUÔI LẮNG NGHE CHIA SẺ CỦA ÔNG HOÀNG THANH VÂN, CỤC TRƯỞNG CỤC CHĂN NUÔI ĐỂ TÌM HIỂU HƠN VỀ NHƯNG THÀNH QUẢ CỦA NGÀNH TRONG NĂM QUA.

     Năm 2016, ngành chăn nuôi có sự tăng trưởng cao, ông có thể sẻ chia đôi nét về những thành tựu này?

     Đánh giá của tổng cục thống kê năm 2016 ngành chăn nuôi tăng trưởng 5,4% giá trị gia tăng. Trong đó, 2 nhóm chính có đóng góp cho tăng trưởng là chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm. Bò sữa vẫn giữ nhịp tăng trưởng với tốc độ cao, tổng đàn khoảng 10%, sản lượng đạt khoảng 1 triệu tấn (đạt kế hoạch đến năm 2020)

    Tái cơ cấu ngành chăn nuôi có tín hiệu bước đầu khá tốt, thể hiện tại 3 phương diện.

    Tái cơ cấu về giống, năm 2016, Việt Nam nhập 7.860 con lợn giống cụ kỵ và ông bà ( tăng hơn 2 lần so với mọi năm), chủ yếu là giống lợn chất lượng cao từ các nước sản xuất giống lợn uy tín của thế giới như Đan Mạch, Mỹ, Canada, Thái Lan…

    Chăn nuôi gia cầm chuyển biến, đáng kể với sự tăng trưởng 5,8%. Tổng đàn 371 triệu con, trong đó 60-65% gà lông màu (trước đây là 40%)…

     Song song đó, đàn vịt có chất lượng tốt với 80 - 90% năng suất cao với các giống vịt siêu thịt, siêu trứng; phát triển rộng rãi vịt biển đã giải quyết bài toán về xâm nhập mặn tại ĐBSCL số lượng lớn.

    Cùng đó, cải tạo giống đại gia súc, năm qua, Trung tâm Moncada đã sản xuất 1,2 triệu liều tinh cùng với việc các doanh nghiệp nhập khẩu trên 2 triệu liều. Năm 2016, Việt Nam đã nhập 65 con bò đực giống chất lượng đàn bò giống, tăng cường công tác thụ tinh nhân tạo.

   Khoa học công nghệ: Nhập khẩu các thiết bị ứng dụng khoa học công nghệ trên thế giới trong chăn nuôi chuồng kín, ứng dụng công nghệ thông tin. Nghiên cứu và ứng dụng thành công khoa học công nghệ của thế giới trong tạo phôi, cái phôi, nghiên cứu về gen, giữ gen, nhất là các ghen bản địa.

      Một nội dung mang đến sự thành công của ngành chăn nuôi năm qua đó là sự phát triển của hệ thống trang trại. Theo thống kê cả nước có 26.000 – 27.000 trang trại thì chăn nuôi chiếm 38 – 40 % ; đặc biệt, hệ thống trang trại lợn cung cấp 65% tổng đàn lợn cả nước.

     Ngoài ra, phải kể đến sự chỉ đạo điề hành của các cấp lãnh đạo, sự vào cuộc của các địa phương; thị trường và giá cả ổn định, ngành thú y quản lý tốt công tác dịch bệnh tốt, người nuôi mở rộng sản xuất.

     Một trong những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng đó là thị trường, nhận định của ông về điều này?

     Ba nội dung rất quan trọng cần tập trung chỉ đạo để tạo sự đột phá trong chăn nuôi đó là thể chế, tổ chức sản xuất, thị trường; trong đó, thị trường đóng vai trò quyết định cho sự phát triển; với hai nhóm thị trường chính là nội địa và xuất khẩu.

     Với thị trường nội địa, mức tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng lên từ mức 35 – 37 kg/người/năm, 4,5 triệu tấn thực phẩm cả năm. Đây là thị trường quan trọng ổn định, có xu hướng ngày càng tăng lên, kích thích cho các hộ dân, trang trại phát triển sản xuất.

     Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu, sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu chính là lợn sữa, trứng muối, mật ong, sữa, một số thức ăn gia súc…; nhưng vẫn chưa có các doanh nghiệp lớn xuất khẩu vào các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Do đó, cần xem xét vấn đề thị trường, cần nhìn ở góc cạnh tổng thể, nhất là trong điều kiện hội nhập, khi áp lực nhập khẩu từ các nước cũng rất gay gắt với các nhóm sản phẩm như thịt gà, trâu, bò, lơn, cừu.. sẽ cạnh tranh với sản phẩm chăn nuôi trong nước.

     Năm 2017, thị trường rất mở cho chăn nuôi Việt Nam nếu đi đúng hướng, đáp ứng được những tiêu chuẩn, yêu cầu của người tiêu dùng; không những thị trường nội địa mở rộng mà thị trường xuất khẩu cũng thuận lợi.

       Việc hình thành các chuỗi liên kết trong chăn nuôi đã có những kết quả đáng ghi nhận, nhưng làm thế nào để việc liên kết này phát huy hiệu quả, thưa ông?

     2016 là năm sôi động về chuỗi liên kết khi người chăn nuôi, dịch vụ cảm thấy cần thiết để gắn kết với nhau theo tính bền vững, là yêu cầu của cuộc sống; cùng đó triển khai quyết liệt công tác ăn toàn thực phẩm, chất cấm, kháng sinh. Bộ NN&PTNT cũng chỉ đạo cần phải truy xuất nguồn gốc trong chăn nuôi, và đây cũng là nhiệm vụ của liên kết trong ngành. Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang đi đầu trong lĩnh vực này, nhiều sản phẩm được truy xuất nguồn gốc, được người tiêu dùng hết sức hoan nghênh.

     Xu hướng hiện nay, các nhóm đang tự tìm đến nhau từ người sản xuất, doanh nghiệp, tiêu thụ để liên kết sản xuất à dịch vụ.Ví dụ: Công ty Deheus và Vinh Anh cùng các trang trại giết mổ tại nhiều tỉnh thành, các bên cùng tham gia quản lý và có quy định riêng, điều chỉnh và sản xuất theo biến động của thị trường. Hoặc công ty Hùng Nhơn và Deheus thực hiện chuỗi sản xuất, xây dựng thung lũng xanh Đà Lạt với 500 ha, đầu tư 50 triệu USD để cung cấp cho thị trường những sản phẩm sạch. Nhiều chuỗi đã thành công, sản lượng tăng lên, các bên tham gia yên tâm hơn hỗ trơ cùng nhau sản xuất để đưa sản phẩm chất lượng ra thị trường, luôn trong tư thế chủ động.

     Năm 2016 mặc dù có sự tăng trưởng nhưng chăn nuôi vẫn còn những tồn tại nhất định, giải pháp nào cho vấn đề này để bứt phá hơn trong năm 2017, thưa ông?

     Chăn nuôi vẫn còn những tồn tại như chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu liên kết. Do đó, Cục Chăn nuôi đề xuất Chính phủ và các địa phương quan tâm, tạo sinh kế cho hàng triệu hộ dân; nhưng cần có hỗ trợ về thú y, giống, dịch bệnh, thức ăn và môi trường chăn nuôi.

     Trang trại phát triển nhiều, nhưng thiếu kiểm soát về môi trường, dịch bệnh, chất lượng sản phẩm, thiếu quy hoạch, là nguyên nhân gây bùng phát trong chăn nuôi, không kiểm soát được thị trường, thiếu bền vũng.

     Bên cạnh đó, giá thành là vẫn đề tác động lớn tới sản xuất. Giá thành chăn nuôi có cải thiện nhưng chỉ ở 1 số doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi công nghệ cao, còn với các hộ dân và trang trại thì giá thành còn cao hơn nhiều so với các nước.

     Nhân lực thiếu được đào tạo, chủ yếu là chăn nuôi theo kinh nghiệm, truyền miệng chưa có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, chậm cải thiện về chất lượng giá thành.

     Mục tiêu của ngành chăn nuôi trong năm 2017 như thế nào thưa ông?

     Sẽ kiên trì nội dung tái cơ cấu ngành đã được phê duyệt, tập trung vào 4 vấn đề lớn là tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tìm kiếm thi trường, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

     Với các nhóm sản phẩm chính như: Lợn duy trì ổn định ở mức 65 – 70% tổng sản lượng thịt, tăng chất lượng đàn lợn, giảm số lợn nái, đực giống, tăng cường thụ tinh nhân tạo: Gia cầm ổn định cơ cấu như hiện nay, gà lông màu là 70 %, gà trắng là 30%.

     Ngành chăn nuôi phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng 5,2 – 5,5%. Cùng đó, tìm mọi biện pháp để giảm giá thành sản phẩm từ chất lượng giống, tổ chức lại sản xuất, thức ăn… Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi, tổng kết đánh giá lại để rút bài học kinh nghiệm từ đó có những đề xuất với Chính phủ, Bộ, ngành để tháo gỡ rào cản từ các chính sách thúc đẩy và kích thich sản xuất. tăng cường công tác truyền thông, nhân rộng các mô hình chăn nuôi hiệu quả; Rà soát lại thể chế, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp.

     Chia sẻ của ông với các doanh nghiệp và người chăn nuôi trước thềm năm mới?

     Doanh nghiệp và người chăn nuôi năm 2017 hãy kiên trì và thực hiện các yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi an toàn để cũng ứng thực phẩm đạt chất lượng; đây cũng chính là yêu cầu của thị trường và xã hội, giữ vững thương hiệu sản phẩm nhập khẩu. Cùng đó, nắm vững diễn biến thị trường, để điều chỉnh sản xuất, quy mô, tránh phát triển quá nóng. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước đồng hành cùng doanh nghiệp và người chăn nuôi; thực hiện tốt việc quản lý chất cấm, mở rộng thị trường, thực hiện cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp dầu tư vào chăn nuôi.

     Trân trọng cảm ơn ông!

Trích báo Người Chăn Nuôi số 1 (22+23) 2017

Hãy share để mọi người cùng biết:

CHĂN NUÔI BỨT PHÁ NĂM 2016 CHĂN NUÔI BỨT PHÁ NĂM 2016

CHĂN NUÔI BỨT PHÁ NĂM 2016, CHAN NUOI BUT PHA NAM 2016

10/ 10 - 3328 phiếu bầu

Back Trở lại      Print In      Đã xem : 2679

Bảng Giá Thị Trường

 

Loại Giá
Vịt giống bố mẹ siêu thịt/siêu nạc VIGOVA 1 ngày tuổi Vịt trống 40.000 - 55.000 đ/con; vịt mái: 35.000 - 50.000 đ/con 
Vịt giống thương phẩm siêu thịt  1nt 18.000 đ/con
Vịt giống thương phẩm siêu nạc VIGOVA 1 ngày tuổi 18.000 đ/con
Vịt Biển thương phẩm 20.000 đ/con
Vịt Biển bố mẹ 30.000 đ/con
Vịt thịt tại trại (bán sỉ) 42.000 đ/kg hơi
Vịt giống thương phẩm siêu trứng 1nt 15.000 đ/con
Gà giống bố mẹ lông màu VIGOVA 1 ngày tuổi 25.000 đ/con
Gà giống thương phẩm lông màu VLV (Lương Phượng) 1 ngày tuổi 14.000 đ/con
Gà Ta lai VIGOVA thương phẩm 1 ngày tuổi 13.000 đ/con
Gà Ta lai VIGOVA Bố mẹ 30.0000 đ/con
Gà thịt lông màu cao sản tại chuồng (bán sỉ xe tải) 32.000 đ/kg hơi
Gà thịt-gà ta (gà ta lai) thả vườn 40.000 - 76.000 đ/kg hơi (tùy loại)
Trứng gà tươi công nghiêp (tại trại- bán sỉ) 2.300 đ/quả (tùy khối lượng trứng)
Trứng vịt tươi tại trại: 2.500 đ/quả (tùy khối lượng trứng)

 

30.000

Giá này chưa bao gồm vận chuyển;

Giá bán có thể thay đổi theo số lượng đơn hàng.

Giá thực phẩm

Loại Giá
Vịt tươi nguyên con 65.000đ/kg
Gà thả vườn 62.000đ/kg
Trứng vịt vỉ 10 trứng 30.500đ/vỉ
Trứng gà công nghiêp vỉ 10 trứng  23.000đ/vỉ
Trứng gà ta vỉ 10 trứng 38.900đ/vỉ
Trứng vịt muối vỉ 4 trứng 20.200đ/vỉ
Trứng bắc thảo vỉ 4 trứng 20.200đ/vỉ

 

Hỗ trợ trực tuyến

 Liên hệ mua con giống:

 Chị Tuyết: 0901.392119

Anh Ánh: 0902.683.826

 

Tư vấn kỹ thuật nuôi vịt

Anh Trang: 0985.660.186

 

Tư vấn kỹ thuật nuôi gà

Anh Thỏa: 0984.708.088

 

Tư vấn kỹ thuật thú y

Anh Trang 0985.660.186

 

Thư viện ảnh

Thống kê

 Đang online :  11
Thống kê Hôm nay:  627
Thống kê Hôm qua:  646
Thống kê Tuần trước:  4401
Thống kê Tháng trước:  15267
Thống kê Tổng lượt truy cập:  1146641
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác
Xem giỏ hàng